Kinnporsche The Series

Quan điểm trên được đại diện VKSND Hà Nội nêu chiều tối 19/10, sau 4 ngày xét hỏi.Dù chủ đầu tư, Tổn lịch thi đấu

【lịch thi đấu】Phương án bồi thường 460 tỷ đồng trong vụ cao tốc Đà Nẵng

Quan điểm trên được đại diện VKSND Hà Nội nêu chiều tối 19/10,ươngánbồithườngtỷđồngtrongvụcaotốcĐàNẵlịch thi đấu sau 4 ngày xét hỏi.

Dù chủ đầu tư, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), và các nhà thầu đều nêu quan điểm "không buộc các bị cáo bồi thường", song VKSND Hà Nội không đồng tình. Cụ thể, VKS đề nghị HĐXX buộc các bị cáo liên đới bồi thường thiệt hại tại 5 gói thầu, tổng trị giá 460 tỷ đồng.

Về quan hệ dân sự kinh tế khác, các bị cáo có quyền yêu cầu cá nhân, pháp nhân có liên quan trong việc gây thiệt hại phải bồi hoàn số tiền mình đã bồi thường. Nếu tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu được giải quyết bằng vụ án dân sự khác, bản luận tội nêu.

Về hình sự, cơ quan công tố đề nghị HĐXX tuyên ông Trần Văn Tám, cựu tổng giám đốc VEC, án 3-4 năm tù về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hợp mức án đề nghị từ 5 năm 6 tháng đến 7 năm tù.

Ông Mai Tuấn Anh, cựu chủ tịch HĐTV, tổng giám đốc VEC, bị đề nghị 36 tháng tù (án treo) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Chín cựu cán bộ VEC bị đề nghị từ 18 tháng đến 4 năm 6 tháng tù, trong số này 6 người từng bị xét xử tại giai đoạn 1 của vụ án. 11 bị cáo còn lại, gồm 7 cựu giám đốc liên danh nhà thầu thi công các gói thầu và 4 kỹ sư vật liệu, bị đề nghị 2 năm tù (án treo) đến 7 năm 6 tháng tù.

Mức án VKS đề nghị cho 22 bị cáo

Đại diện VKSND Hà Nội tại tòa. Ảnh: Tiến Nguyên

Đại diện VKSND Hà Nội tại tòa. Ảnh: Tiến Nguyên

VKS đánh giá suốt quá trình thực hiện dự án, từ tổng giám đốc đến các phó tổng giám đốc VEC đã "buông lỏng" điều hành, quản lý... dẫn đến các gói thầu được thi công, nghiệm thu không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế. Chất lượng công trình không đảm bảo.

Đặc biệt, tháng 5/2016, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tăng cường kiểm tra chất lượng vật liệu nguồn song lãnh đạo VEC không được nghiêm túc thực hiện.

Trong ba ngày xét hỏi, các bị cáo phần lớn thừa nhận có trách nhiệm dù không cố ý, không vụ lợi; đồng thời đề nghị HĐXX xem xét lại kết luận giám định về mức độ hư hại đường. Theo các bị cáo, với kinh nghiệm và tâm huyết của mình, cao tốc đã được xây dựng đúng, chuẩn, thực tế vận hành trơn tru. Những phần đường xấu chỉ mang tính cục bộ, không đại diện cho toàn bộ chất lượng tuyến cao tốc 136 km.

Tâm điểm của ba ngày xét hỏi là cuộc tranh luận giữa ba phía, nguyên đơn dân sự VEC, 5 nhà thầu và cơ quan giám định. Đại diện VEC cho rằng nếu có sai phạm, đơn vị không yêu cầu 22 bị cáo bồi thường mà chính các nhà thầu, bên ký hợp đồng với VEC, phải chịu.

Trong khi đó, các nhà thầu Lotte E&C, Posco E&C và Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (CC1) phản đối yêu cầu này. Họ cho rằng làm đúng hợp đồng, được VEC nghiệm thu, đánh giá đạt mọi quy chuẩn, thanh toán tiền các gói thầu và đường đã đưa vào sử dụng. Do đó, việc yêu cầu họ bồi thường thiệt hại là "vô lý". Các nhà thầu cũng đặt ra nhiều nghi vấn về độ tin cậy của kết luận giám định, cho rằng cơ quan giám định làm sai phương pháp, tiêu chuẩn áp đặt...

Phía cơ quan giám định khẳng định làm mọi thí nghiệm đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải. Đơn vị này phản đối việc các nhà thầu quy chụp ho rằng kết luận giám định không đáng tin.

Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Danh Lam

Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Danh Lam

Hai nhà thầu Trung Quốc, Tập đoàn công trình giao thông tỉnh Sơn Đông và Tập đoàn công trình giao thông tỉnh Giang Tô không có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự cho giấy ủy quyền người đại diện, do đó tòa không chấp nhận tư cách, không phát biểu quan điểm tại tòa.

Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài hơn 139 km, từ thành phố Đà Nẵng đến thành phố Quảng Ngãi, khởi công ngày 19/5/2013, tổng vốn đầu tư hơn 34.000 tỷ đồng.

Cuối tháng 12/2021, giai đoạn I của vụ án đã được xét xử, liên quan 65 km không đảm bảo chất lượng, gây thiệt hại 811 tỷ đồng. Tại giai đoạn 2 đang được xét xử, đoạn cao tốc 72 km từ TP Tam Kỳ đến TP Quảng Ngãi bị VKS quy kết chất lượng không đạt yêu cầu, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước 460 tỷ đồng.

Ngày mai, phiên tòa bước sang ngày làm việc thứ năm, với phần tranh luận.

Tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nam giai đoạn 2, từ TP Tam Kỳ đến TP Quảng Ngãi, dài hơn 72 km được chia làm 5 gói thầu: gói A1 giá trị 47,5 tỷ đồng do liên danh Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC 1) và Lotte E&C (Hàn Quốc) cùng thực hiện; gói A2 giá trị 129 tỷ đồng do tập đoàn công trình giao thông tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) thực hiện; gói A3 trị giá 85 tỷ đồng do tập đoàn công trình giao thông tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) thực hiện; gói A4 trị giá 127 tỷ đồng do tập đoàn Lotte E&C (Hàn Quốc) thực hiện và gói A4 trị giá 71 tỷ đồng do Posco E&C (Hàn Quốc) thực hiện.

Thanh Lam

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap